Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác. Máy phát điện đầu tiên được sáng chế vào năm 1831 là đĩa Faraday, do nhà khoa học người Anh Michael Faraday.
Để chuyển đổi ngược điện năng sang cơ năng, người ta dùng động cơ điện. Máy phát điện và động cơ điện có rất nhiều đặc điểm giống nhau, vậy nên một số loại động cơ có thể biến thành máy phát điện để tạo ra điện năng.
Máy phát điện giữ một vai trò then chốt trong các thiết bị cung cấp điện. Nó thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp.
Hiển thị 1–24 của 71 kết quả
Máy phát điện chạy dầu Huspanda HD8500
Máy phát điện chạy dầu tomikama HLC 8500
Máy phát điện chạy xăng Huspanda H3600
Máy Phát Điện Chạy Xăng Huspanda H6600E
Phân loại máy phát điện
Phân loại máy phát điện theo nhiên liệu sử dụng
- Máy phát điện chạy bằng dầu Diesel.
- Máy phát điện chạy bằng xăng.
- Máy phát điện chạy bằng biogas.
Phân loại máy phát điện theo động cơ
- Dựa vào số vòng quay mà máy phát điện có loại chạy với tốc độ 3000vòng/phút và loại 1500 vòng/phút.
- Dựa vào cách sắp xếp: máy ngang, máy đứng, sắp xếp inline.
- Dựa vào hệ thống làm mát: có máy phát điện làm mát bằng gió, có máy phát điện làm mát bằng nước.
Phân loại theo tổ máy phát điện
- Tổ máy phát điện Diesel tự động khởi động.
- Tổ máy phát điện Diesel thông thường.
- Tổ máy phát điện Diesel tự động vi điều khiển.
Phân loại theo mục đích và quy mô sử dụng
- Máy phát điện công nghiệp: máy phát điện này thường có công suất lớn để đáp ứng được nguồn điện cho nhiều máy móc hoạt động mà không bị quá tải.
- Máy phát điện gia đình: máy phát điện dùng cho các hộ gia đình khi mất điện và đáp ứng dòng điện 220V giúp cho các thiết bị sử dụng năng lượng điện hoạt động bình thường.
- Máy phát điện xách tay: loại máy phát điện này có kích thước nhỏ có thể dễ dàng di chuyển đến những địa điểm cần phát điện với nguồn năng lượng nhỏ.