Tác hại của sâu, bệnh? Ưu, nhược, công dụng của bình xịt điện!

TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH

– Tác hại của sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, thì cây trồng phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm.

– Ngoài ra còn có thể không cho thu hoạch.

Tóm lại: 

  • Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng
  • Sự phát triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
Các loại sâu bệnh, tác hại gây hại cây trồng

Các loại sâu bệnh gây hại cây trồng

Một số loại sâu bệnh, tác hại của sâu, bệnh

  • Biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ,…
  • Lá, quả có đốm đen, vàng,…
  • Trạng thái: cây héo rũ

Sâu đục quả, dòi đục lá

Loại sâu này thường xuất hiện nặng vào mùa khô nắng, sâu chui vào bên trong quả ăn hết phần thịt quả gây hại trên các lọai cây trồng như bầu bí dưa, cà, ớt, đậu, các loại cây ăn quả như ổi, xoài, mận, bưởi,…bệnh nặng khiến quả bị rụng hàng loạt làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Sâu đục quả

Sâu đục quả

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá hay sâu ăn lá gây hại chủ yếu trên các loại cây họ dưa, bầu bí, cà chua và một số loại rau xanh, cây ăn quả, lúa,…. Mầm bệnh xuất hiện trứng nhỏ màu trắng nhạt nằm ở mặt dưới lá, trên đọt cây. Sâu trưởng thành có màu xanh lá cây nhạt, thường phát sinh ở điều kiện nhiệt độ từ 25 – 29ºC và ẩm độ trên 80%, đặc biệt là khi gặp thời tiết mưa nắng xen kẽ.

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá

Tác hại của sâu, bệnh

Sâu đất

Sâu đất gây hại chủ yếu trên các loại rau xanh, rau màu, cây họ dưa, bầu bí, cà chua và các cây họ đậu. Sâu thường phá hoại ở giai đoạn cây con làm giảm năng suất. Sâu đất thường gây hại cây trồng vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất cát, đất mềm khiến sâu ẩn nấp và sinh sản dễ dàng.

Sâu đất hại cây

Sâu đất hại cây

Bọ rầy, rệp gây hại

Các loại rầy, rệp gây hại ở cây trồng đều có đặc điểm chung là loại rầy rệp chích hút nhựa cây tiết ra một số chất độc làm xung quanh chỗ bệnh có nấm màu vàng khiến lá bị khô héo, cây còi cọc. Loại bọ rầy, rệp thường gây hại ở phần rễ, thân, lá gần mặt đất.

Rệp gây hại

Rệp gây hại

Tác hại của sâu, bệnh

Bọ trĩ (bù lạch)

Bọ trĩ thường gây hại ở các loại cây trồng, rau củ trong giai đoạn cây con đến khi cây ra hoa và kết trái non. Dấu hiệu xuất hiện các loại ấu trùng nhỏ có màu trắng hơi vàng tập trung ở các bộ phận non của cây như phần đọt non, mặt dưới lá non, gần gân lá làm cho lá bị xoắn lại, búp non chậm phát triển sau đó khô và chết.

Bọ trĩ gây hại

Bọ trĩ gây hại

Bọ dưa

Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng họ bầu bí, cây leo và các loại loại cây họ cà, đậu,… Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô, chúng thường phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Mật độ bọ cao có thể làm cây trồng trụi hết lá và đọt non, cây phát triển kém hoặc chết.

Bọ dưa gây hại

Bọ dưa gây hại

Bọ hung

Bọ hung là loại côn trùng cánh cứng có màu xám cánh dán, loài này hình thành từ ấu trùng trứng phát triển thành sâu non nằm trong đất cho đến khi trưởng thành bọ gây hại cho các loại cây trồng như bầu, bí, dưa leo, cà tím,… các loại rau củ và các loại cây ăn quả. Bọ hung gây hại tập trung ở bộ phận lá non, chúng gặm phần lá chỉ còn gân lá làm cho lá cây bị khô xoắn khiến cây bị rụng lá không phát triển được.

Bọ hung gây hại

Bọ hung gây hại

Bọ rùa

Bọ rùa gây hại trên nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa leo, cà chua, cà tím, khổ qua, các loại đậu, rau củ và cây ăn trái khác. Bọ rùa gây hại khi cây trồng còn nhỏ đến khi có trái. Nhiều nhất là thời điểm khi cây ra hoa, có trái non, chúng ăn trái non khiến cây trồng trở nên xơ xác, trái không thể sinh trưởng.

Bọ rùa gây hại

Bọ rùa gây hại

Bọ xít

Các loại bọ xít gây hại ở cây trồng, rau củ như bọ xít muỗi, bọ xít xanh,… chúng thường bu lại thành từng đám trên nhánh non, nụ hoa, quả non để gây hại, chích hút nhựa làm rụng hoa và quả, khi trái nhỏ bị gây hại, trái sẽ vàng, chai và rụng, nếu trái lớn có thể bị thối, đục lỗ dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng.

Bọ xít gây hại

Bọ xít gây hại

Nhện đỏ gây hại

Nhện đỏ chúng chích hút nhựa cây ở lá tạo nên các vết chích nhỏ, cành non, búp hoa và quả non. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc. Nhện đỏ gây hại phát triển vào thời tiết khô, nhiệt độ dưới 25ºC, trời âm u, mưa to.

Nhện đỏ gây hại

Nhện đỏ gây hại

Ruồi đục quả, ruổi đục lá

Ruồi đục quả, đục trái là loại côn trùng gây hại nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng như bầu bí, dưa leo, cà chua, cà tím, khổ qua,… và các loại cây ăn quả như mít, xoài, mận, ổi,… Bệnh gây hại nặng ở thời điểm cây ra trái, ruồi chích vào quả đẻ trứng vào phần trong vỏ quả, tại lỗ đục của ruồi có dịch cây chảy ra, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả làm giảm năng suất cây trồng.

Ruồi đục quả, ruổi đục lá gây hại

Ruồi đục quả, ruổi đục lá gây hại

Sơ qua về bình xịt điện

Bình phun thuốc trừ sâu bằng điện hay còn gọi tắt là bình xịt điện có vai trò rất quan trọng. Nó vừa giúp người nông dân tiết kiệm sức lực vừa giúp bảo vệ mùa màng. Bình xịt điện giống như bình xịt thuốc thông thường dùng tay bơm, nhưng sử dụng bình xịt đện người nông dân sẽ đỡ công đoạn bơm tay gây mỏi tay.

Từ xưa cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm trong nông nghiệp “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước là nhu cầu thường xuyên, liên tục, cấp bách nhất không chỉ con người cần có sự sống nhờ vào nước mà các loại sinh vật cây trồng cũng có vòng đời của nó, điều đó quả không sai. Vậy làm thể nào giúp chị em chăm sóc cây cảnh, trồng hoa, cây rau cho gia đình mình hiệu quả tiện dụng, gọn nhẹ, nhanh chóng nhất thì chiếc dụng cụ phun tưới nước không thể thiếu đối với bất kỳ loại cây nào.

Một số mẫu bình xịt điện

Một số mẫu bình xịt điện

Ưu điểm của bình xịt điện

  • Thiết kế dây đeo, để mang bình chứa lên vai, trông thật nhẹ gọn và chắc chắn.
  • Súng phun nhỏ gọn thiết kế tinh tế, giúp người cầm nắm thoải má và cho phép người dùng điều chỉnh kiểu phun ngay trên súng phun, sử dụng phun xịt chỉ bằng nút nhấn/thả dễ dàng.
  • Bình xịt áp suất gồm phần thân bình được làm bằng nhựa cao cấp.
  • Béc chất liệu nhựa cao cấp hoặc đồng sản xuất bằng công nghệ CNC giúp điều chỉnh chế độ và lượng nước khi phun sương.
  • Ron phốt cao su và da bơm không bị ảnh hưởng bởi hóa chất.
  • Có nệm lót lưng giúp làm việc đỡ đau lưng
  • Các bình xịt điện đều nhỏ gọn, nhẹ.
  • Máy cải tiến nhỏ gọn, tinh tế về hình thức → đem đến sự tiện lợi trong việc mang vác và di chuyển
  • Máy thiết kế nhiều đầu phun, tạo áp lức lớn, nhiều lỗ phun nhỏ, phun sương được phân tỏa rộng và đồng đều hơn→ tiết kiệm thuốc lại vừa đảm bảo năng suất.
  • Tự động thông minh như: Tự động yêu cầu khởi động và xử lí chất lỏng, có thể phun xịt liên tục hoặc gián đoạn, có công tắc tay cầm kiểm soát theo ý muốn.
  • Mang tính an toàn cao: Không dễ rò rỉ, tính khép kín tốt, so với bình xịt cơ giới, giá thành sử dụng rẻ hơn, không báo phế, tiếng ồn thấp, tiết kiệm nước, không ô nhiễm môi trường, hơn nữa thời gian giữ điện lâu dài.
  • Chi phí sạc điện thấp, một lần sạc điện dùng 6 -8 giờ, chi phí hao điện không quá 0.2 dòng.

Nhược điểm của bình xịt điện

  • Thời gian sạc lâu từ 6 đến 8 tiếng

Công dụng của bình xịt điện

Bình xịt điện khi phun cho hạt nước bay ra nhỏ giúp thuốc trừ sâu ngấm đều vào cây lúa hơn nhằm tiêu diệt sâu cuốn lá, bọ rầy hiệu quả mang lại mùa màng bội thu. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng bình xịt thuốc trừ sâu để phun cho vườn cây ăn quả, vườn rau, phun thuốc muỗi, diệt côn trùng…

XEM THÊM

VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH XỊT ĐIỆN 2CN

Bình Luận

Phản hồi của bạn

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

tragia.vn
Logo
Đăng Ký Tài Khoản Mới
So sánh các mặt hàng
  • Toàn bộ (0)
So sánh