Máy hàn điện tử là gì? Cấu tạo của máy hàn điện tử

Máy hàn điện tử là gì?

Máy hàn là một thiết bị hồ quang điện chuyên dụng được chế tạo riêng cho công việc nối và kết dính các chi tiết kim loại như inox, sắt, thép…lại với nhau dựa vào sự nóng chảy của kim loại cần hàn và vật hàn. Có 2 loại có bản là máy hàn cơ và máy hàn điện tử.

Trong đó máy hàn điện tử hay máy hàn điện tử mini là loại máy hàn có trọng lượng khá nhẹ và công suất hoạt động khá nhỏ chỉ dưới 200A, máy sử dụng nguyên lý biến tần IGBT nhằm mục đích biến đổi dòng điện 1 chiều lên tần số cao, thông qua giảm áp chỉnh lưu và điều chế xung cuối cùng tạo ra dòng điện 1 chiều với công suất lớn hơn, hồ quang ổn định để làm nóng chảy nhanh chóng các que hàn

Máy hàn Oshima Mos-200N

Máy hàn Oshima Mos-200N

Cấu tạo máy hàn điện tử

Một chiếc máy hàn điện tử về cơ bản được cấu thành từ các yếu tố sau đây:

  • Bình khí và van điều áp.
  • Bộ biến dòng: có 2 loại là bộ biến dòng có hồi tiếp và bộ biến dòng theo kiểu Inverter.
  • Mỏ hàn và kẹp mass.
  • Một số bộ phận khác như bộ phận làm mát, hệ thống các nút điều khiển, dây dẫn…

Sơ đồ mạch & nguyên lý hoạt động

Sơ đồ làm việc của máy hàn điện tử

Sơ đồ làm việc của máy hàn điện tử

Thoạt nhìn thì máy hàn điện tử có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, chỉ cần khi có điện thì máy sẽ hoạt động và kết dính kim loại với nhau thông qua vật hàn, tuy nhiên nếu chúng ta đi sâu vào bên trong sẽ thấy máy hàn được chia làm nhiều khối khác nhau, mỗi khối đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau.

Khối nguồn cấp chính: Đảm nhận nhiệm vụ chính là chỉnh lưu và lọc dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Với máy hàn 1 pha 220V và 3 pha 380V sau khi qua bộ diode và tụ lọc nguồn sẽ cho ra dòng điện 1 chiều tương ứng là 310V và 620V.

Khối biến đổi điện áp từ volt DC sang volt AC: Khối này bao gồm các linh kiện bán dẫn IGBT hoặc Mosfet, đóng vai trò như các khóa đóng ngắt đẩy kéo có khả năng thay đổi chiều dòng điện thông qua biến áp xung. Với các máy hàn sử dụng linh kiện bán dẫn IGBT thì tần số thường dao động từ 20-40 KHz, ngược lại với các máy hàn sử dụng linh kiện bán dẫn Mosfet thì tần số thường dao động trên 100KHz.

Khối chỉnh lưu dòng hàn: Có nhiệm vụ chính là nhận xung từ AC sau đó chỉnh lưu và lọc để đưa ra các cọc lấy điện hàn. Hầu hết các máy hàn thường sử dụng điện áp 1 chiều dao động từ 60-70 volt DC.

Khối hồi tiếp: Là nơi lấy mẫu điện áp ở ngõ ra hồi tiếp rồi đưa về các khối mạch tạo xung nhằm ổn định điện áp.

Khối cài đặt dòng hàn: Là nơi mà người sử dụng có thể điều chỉnh giá trị dòng hàn hay điện áp so với các thiết lập mặt định ban đầu.

Khối tạo xung điều khiển: Khối này sẽ có chức năng tạo chuỗi xung với độ rộng có thể thay đổi để đóng ngắt các linh kiện bán dẫn như Mosfet và IGBGT.

121 Bình luận
Hiện tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao Đánh giá thấp Thêm nhận xét của bạn

Phản hồi của bạn

Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.

tragia.vn
Logo
Đăng Ký Tài Khoản Mới
So sánh các mặt hàng
  • Toàn bộ (0)
So sánh